Entry for Đếch 30, 2006

December 29th, 2006 § 0

Đếch 30, oăn A.M. và rưỡi. Trào ngày mới. Wilkommen, ein neuer Tag beginnt.

Quy hoạch đại đồ án đã xong. Muốn chửi những đồ ra đề đồ án, nhưng ngại mồm, đành chửi tạm cái đồ án. Chửi rằng: Đồ IQ dưới mức tầm thường, đồ giảm thiểu khả năng trí tuệ.

—————————————————

Chuyện rằng có một nhân kia, một buổi sáng nọ (lại buổi sáng, bắt đầu cho những sự u tối), ngồi nhâm nhi cốc cà phê ít đá nhiều đường không ống hút dọc Hàn Thuyên mé nhà thờ Fake Đức Bà. Nắng sớm chiếu le lói qua tàng cây, gió mơn man đùa lả lơi đàn bướm, dưới nước cá bơi trên giời chim én lượn. Và lúa đồng thì ngát hương. Cửa sổ hai nhà cuối phố chẳng biết vì đâu không mở bao giờ.

Ấy đang cảnh đẹp như thế, tự nhiên có một con chim cu gáy cổ cườm ức nở bay là đà ngang qua, ngứa đằng gần chóp đuôi, mới thả xuống hai quả Tõm vào li cà phê của nhân đang ngồi ngắm lô xô đời. Nhân này hồn phiêu lãng không để ý, làm luôn một ngụm nho nhỏ, rồi tức khắc vô tình hay hữu ý khạc ra một bãi to tướng những đờm dãi và răng nanh. Cơn cuồng nộ trào dâng, lòng sục sôi căm hận, nhưng y chỉ biết bất lực ngồi nhìn theo đít con chim hòa bình. Rồi - như ông bà ta đã truyền đời rằng “giận quá hóa khôn” - một suy nghĩ lóe lên trong óc y, sáng chói lóa như tia chớp rạch ngang nhà chồ miền Tây đêm ba mươi Tết. Y quyết định - như ông bà ta đã dạy đời rằng “giận cá thì chém thớt” - đổi đề quy hoạch 2 kiến trúc thành phố HCM năm 2006 trở về sau. Thay vì quy hoạch quận như mọi năm, viện cớ cách tân, thay đổi, cải tổ, y mới convert cái đề thành:

Quy hoạch khu chức năng thành phố Biên Hòa.

(Thật ra cỡ chữ trong tờ đề nó còn to hơn dễ đến gấp đôi gấp rưỡi).

———————————————-

Con dân chết cả nút.

Các thầy tranh luận (cãi nhau) um sùm, ngay trước mũi sinh viên.

Vì cái đề ra xuất sắc quá. Chi tiết tỉ lệ 1/500. In được 1/500 cho mấy khu năm bảy hecta lên trên khổ A0, chết liền. Mà cứ giở giói cái trò Scale to Fit thì thế nào cũng được làm lại lần 2.

Thêm nữa, mô hình là bắt buộc. Maximum hai điểm, nhưng vẫn bắt buộc. Không có mô hình, có tám điểm cũng cứ đi củi như thường.

Khoa Quy hoạch nháo nhào. Họp khẩn cấp được tổ chức luôn mấy bận, tốn bao nhiêu là bánh ngọt và nước suối. Đề được sửa mấy lần liên tiếp. Các em quay cuồng, các thầy cuông quày. 1/1000, rồi 1/2000. 1 tờ, 2 tờ, rồi tờ rưỡi. Hiện trạng, phân khu, sơ đồ liên hệ rối tung beng cả lên. Lòng dân bất mãn. Nhóm 20 sinh viên, sửa bài không quá năm đầu ngón chân. Thầy cũng ngồi bối rối không biết nên sửa gì cho phải, đành tung chiêu hỏa mù, kể chuyện Campuchia úm các em quốc nội chơi.

Tới chừng lên bài, toàn khoa đánh một cuốc công tác (thông tin chưa kiểm chứng, thiếu cơ sở) lên Đà Lạt thành phố sương mù, để các em ở lại mù sương.

Tình hình là thứ 5 chưa có bài. Thằng Nguyên xoay như vụ, thức trắng đêm. Thằng Tùng cũng đánh trần góp sức. Bác Toàn Tô-nát xông pha kẻ chữ vẽ cây. Hưng sẹo uýnh trống cũng xắn tay đi màu Lêningrat.

Phan An uống sữa đá đập và chơi Prince of Persia 3 - The Two Thrones. Do trình độ game siêu đẳng, Phan An cho hoàng tử lộn mèo, treo khỉ, nhảy cóc, bám tắc kè, uýnh đến trùm cuối chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, được các đồng bào rất là một sự ngợi khen.

Một ngày, xong tất. Mặt bằng, hiện trạng, bản cân bằng, chi tiết sử dụng, các loại chữ, mô hình.

——————————————-

Kết quả: hoặc là bài rớt, hoặc là thầy lé.

Requiem

December 21st, 2006 § 0

Có điện thoại từ ĐN. “Thầy Dũng chết rồi” “Vậy hả?”.

Không hỏi “Thầy Dũng nào?”. Vì trong suốt mười mấy năm đi học, cả chính khóa lẫn ngoài luồng, có được mấy người đáng gọi là thầy đâu. Ngồi trong trường, trỏ giáo viên giảng viên gọi “lão này, thằng nọ, bà kia, con kỉa”, chịu tiếng vô học, mất dạy. Học xong, rời mông khỏi ghế là quên luôn mắt mũi, ra đường có gặp, nhìn chẳng qua người dưng. Nhưng thầy Dũng thì nhớ. Thầy dạy toán cho lớp chọn trường THCS Lí Thường Kiệt, chuyên phụ trách bồi dưỡng năng khiếu thi thành phố, quốc gia. Người hơi gầy, da hơi ngăm, đeo kính trắng.

Ngày xưa khi mới chân ướt chân ráo lên thành phố, ngồi học cả tháng chẳng ai biết là ai. Tới lần phát bài kiểm tra một tiết Toán, thầy giơ bài lên cho cả lớp xem. Thầy bảo thầy đi dạy đây là lần đầu tiên thấy bài sạch đẹp thế này (đúng là hồi xưa chữ viết sạch đẹp lắm). Rồi thầy hỏi chuyện gia đình. Rồi thầy gọi vào nhóm năng khiếu. Học toán, nhưng mỗi khi viết bài chệch hàng, thầy la. Chữ “Bài làm”, chữ “Giả thiết”, chữ “Điều phải chứng minh” không gạch dưới, thầy trừ điểm. Bút xóa, bút bi, mực đỏ, thầy cấm. Rút giấy đôi làm bài, thầy bắt phải mở bấm tập, không được làm rách giấy. Hồi đó ai cũng cằn nhằn sao thầy kĩ thế, bắt lỗi mấy cái nhỏ nhặt lung tung.

Thầy gọi học trò là con chứ không gọi là em.

Đi học nâng cao toán ở nhà thầy, thầy lại bảo đem mấy bài văn cho thầy đọc. Thầy dặn phải nhìn cuộc sống nhẹ hơn, bởi vì việc gì, người nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Thầy bảo nếu có theo nghiệp văn chương (lạy trời) thì phải cố mà dùng cái tài cho đúng nơi đúng chỗ.

Thầy cũng đàn. Bây giờ không nhớ là thầy đàn hay hay đàn dở, chỉ nhớ là một lần đi học sớm, thấy thầy đang ngồi đàn. Thầy ngoắc vào, đàn cho nghe, rồi bảo “Có thời gian rảnh con nên học đàn”. Hỏi “Chi vậy thầy?”. “Không phải lúc nào con cũng có bạn bè bên cạnh con”.

Trong giờ học, thầy kể chuyện Achilles và con rùa. Con rùa bò cách Achilles 6 mét. Achilles chạy nhanh như gió, hỏi sao bao nhiêu lâu thì đuổi kịp con rùa? Rồi trả lời: chẳng bao giờ. Vì để vượt qua 6 mét, trước tiên phải qua 3 mét. Muốn qua 3 mét, phải qua 1,5 mét… Học trò ngơ ngẩn. Thầy bảo: tiệm cận, lên cấp ba, Đại học, các con sẽ biết.

Học hết trung học cơ sở, rời trường đi. Có chân trời mới. Thầy ở lại, dạy tiếp lớp sau. Mỗi lần có lớp mới, thầy lại kể “Ngày xưa lớp trước của các con, có anh An học rất giỏi, mà ngoan, không bao giờ làm phiền lòng thầy”. Không bao giờ? Chắc ý thầy là quá nhiều.

Lên cấp ba, đến Tết vào thăm thầy. Thầy khen càng lớn lên càng đẹp trai. Thầy hỏi chuyện học hành, thi cử. Lên đại học, thầy hỏi có bạn gái chưa.

Nhưng hai cái Tết vừa rồi không vào thăm thầy. Thằng học trò lên Đại học, có bạn gái, có chuyện khác cần phải lo, có nơi khác cần phải đi, hơn là dành chút thời gian vàng ngọc chui vào trong cái hẻm cụt đường Trưng Nữ Vương, đứng trước cổng căn nhà cũ ba gian có cây mận trước sân mà gọi “Thầy ơi”.

Tết này định về thăm thầy, thì thầy mất. Thầy đang dạy thì tự nhiên khó thở. Chở về chưa kịp đến nhà.

—————————-

Thầy cũng mất? Chó mèo thì sống vui, sống khỏe, sống tốt, sống có ích.

Có về chịu tang thầy không? Không. Còn kì thi sắp đến, bài đồ án quy hoạch sắp lên, còn li pạc xỉu buổi sáng đang uống dở, còn đoạn code C# đang viết nửa chừng. Thằng học trò sống tình cảm, biết quan tâm, không bao giờ làm phiền lòng thầy, nay còn nhiều thứ để quan tâm hơn là cái chết của một ông thầy già.

Ừ. Sinh lão bệnh tử là chuyện thường - cứ cho như là thường đi. Bao nhiêu năm rồi không gặp thầy? Từ đây về Đà Nẵng, đi mất bao lâu? Vì muốn đi hết một chặng đường, trước tiên phải đi hết một nửa, rồi một phần tư, rồi một phần tám…

Chẳng bao giờ. Hoặc tiệm cận.

Always funny

December 20th, 2006 § 0

Thiên hạ hay hỏi rằng: trong suốt cái thời gian mày đi làm công ty Huê Kì ấy, lương tháng ấy ấy, tiền thưởng ấy ấy ấy, tổng cộng hơn 100M VNĐ ấy ấy ấy ấy, bây giờ đâu hết? Mới trả nhời rằng: biết chết liền. Máy ảnh, máy tính, điện nước, internet, điện thoại, cà phê, sửa xe, ăn mít trộn quán Đo Đo, ăn phở bò tái 24, cho mượn, đưa nhà xài giùm… túm lại tài khoản hiện nay còn một ít M ở ATM Vietcombank và 400K ở ACB MasterCard. Sự thật nó như thế, cho nên (hehe) đồng bào đừng có tưởng giàu mà mượn. Quanh năm suốt tháng, trải bao tears and rain, bao đắng cay khổ ải, bao lonesome mí sadness, chẳng thấy cái mặt mốc của ông đâu. Tới chừng ông thình lình gọi điện, mừng quýnh muốn vấp té, tưởng bạn bè lâu ngày nhớ nhau thăm hỏi, lật đật bắt máy “Alô???” “Đang đói, An nghe nói mày có của, chỗ thân thiết anh em mày cho tao vay ít tiền nhé/nhỉ/nhể”. Mượn xong rồi, đã có gạo đổ nồi rồi, hết đói rồi, ông liền lặn sâu như Yết Kiêu, để lại khổ chủ mang nỗi ngậm ngùi Nguyên Mông mà ngồi gặm Gấu Đỏ vọng bóng trâu phi qua cửa cái.

“Thấy nó ăn chay tưởng nó giàu”

——————————————

Ngày xưa còn bé dại không biết quan tâm tiền bạc, không lo lắng miếng bánh đút lỗ mồm, cuộc đời sao mà nó sung sướng thế. Mỗi sáng nhịn ăn, đến nửa buổi mua tạm cái bánh bò 500 VNĐ chống đói, cứ hai tuần lại vác mười mấy ngàn lên Đăng Khoa CD thỉnh về một cái Rock collection, nhét vào cái cát-sét nhà thằng Thọ, cứ thế hai thằng nằm lăn cù quay ra mà nghe chúng dân vocalist mỏ bự cổ họng tốt gào thét om sòm. Thời đó cái đáng quan tâm là mới tìm được đĩa Slave to the grind, mới xem được clip Little wing, mới nghe được Epilogue, mới biết được Angel Dust. Học phí: không quan tâm. Xe cộ: không quan tâm. Ăn trưa: không quan tâm. Cà phê: năm thời mười thuở. Thuốc lá: có biết hút đếch đâu? Tiền bạc chưa là cái gì to tát lắm.

Xưa khác, nay khác. Nay, a little bit more funny. Đổi chất xám lấy tiền, con dân nghếch mõm nhìn vào tưởng đâu tươi lắm. Mỡ đấy mà húp. Vào thử biết ngay, đứng ngoài ngưỡng vọng chi cho cổ dài Miến Điện. Cực lắm, hehe, nhục cũng chẳng thiếu. Nhất là khi xui rủi gặp trúng một thằng leader ngu dốt (từ này dùng hơi quá nhẹ) trong một công ty tiết kiệm tiền lương, giảm thiểu nhân tài. Nếu không vì mấy đồng sửa lại cái cổng, đánh vẹc-ni lại cái cửa, quét vôi lại bức tường nhà xí, thì chén bát bàn ghế đã bay vào cái mặt lợn của mày từ lâu.

———————

- Freedom is the most precious thing in this life.
- So try exchanging your freedom for some breads.
- Don’t be a slave to your stomach.
- And starvation awaiting.
- Viva la freedom!
- Ôi tiền. TIỀN. TIỀN. TIỀN!!!

Fuck. Always funny.

Eagles fly (Pt. 8)

December 10th, 2006 § 0

Hôm qua là lễ truyền giống của trường Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh (chữ Đại, chữ Kiến, và chữ Trúc phải Viết Hoa). Cũng như mọi năm, truyền giống bắt đầu bằng chữ “dơ”, tiếp diễn bằng chữ “loạn”, rồi kết thúc bằng chữ “ói”. Các bé năm nhất ngựa non dê cỏn hí hửng hăng hái tả đột hữu xung, hò hét lung tung beng, nhảy nhót múa may quay cuồng như heo nái mùa động dục. Các nhóc năm hai trổ trại, kéo dây thừng, dán giấy đỏ giấy đen, viết thư pháp phượng bay rồng bướm. Các em năm ba chạy quanh tán gái hoặc dắt bồ out source vào khoe mẽ: này là phòng học của anh nơi có ông thầy cấm thi Triết đủ sáu bận, kia là cái ghế nơi anh hay ngồi ngủ chảy nước bọt ròng ròng hai khóe mép, kỉa là cái toilet “Ước gì anh hóa ra giòi, đến khi em ỉa anh ngoi lên nhìn”, kìa là cây cột “Đêm khuya trăng sáng như gương, Cẩm không ngủ được Cẩm trườn đi chơi”, kía là bức tường “Nhớ vợ thương con thèm thịt chó, vợ con chưa có chó chưa nuôi”… Các chú năm tư lập băng uýnh nhạc Rốc, dậm phơ vỡ cẳng, bậm môi mím lợi heavy muting, xé áo xé quần, gào thét Englixh sai chính tả. Các bác năm năm lăm lăm máy ảnh Canon đi-ghi-tồ zoom cơ 6x, zoom quang 12x, bạ đâu chụp đấy, không từ cảnh nào vật nào, cởi trần chụp, mặc áo chụp, mặc quần chụp, không mặc gì cũng chụp tuốt, y như paparazi chính hiệu sẵn sàng giết tươi Diana công nương. Các cụ năm 6, năm 7, đã ra trường theo cả hai diện chính quy và tống khứ, nay quay lại trường cũ, kỉ niệm ở đâu tự nhiên nó rủ nhau nó ùa về xòe xòe như nước xả bồn cầu American Standard hoàn Mĩ theo tiêu chuẩn mĩ, túm năm tụm ba rót Hà nội vốt-ka ôn lại chuyện ngày xưa còn khôn lớn, khoe nhau giàu có, bảo nhau cố yêu người mà sống, rằng lâu ngày rồi mày cũng tum…

Màu sắc rực rỡ. Thật là tuyệt. Truyền giống thật là tuyệt. Bích Hoàn đại sư mẫu “mỗi Ngầy đều đến Đây sao hôm Nây vẫn Thấy” đã có lần lên báo khóc ròng “Tui nhớ ngày xưa hức truyền thống nó thiêng hức liêng lắm, vậy mà hức bây giờ chấm ba chấm hức hức hức”.

———————————-

Chỉ có nhậu là vui nhất. Long live drunkars (hic).

Vừa rồi mấy đứa bạn hỏi sao mày nhậu khiếp thế, mãi mà không xỉn. Thật ra bí quyết cũng đơn giản thôi. Vòng tới, cứ nhắm lúc thời thế rối ren, lén lút dốc miệng li xuống khoảng đất bềnh bồng sau mông thằng Cafe-KL hoặc thằng Dương Văn Giương bạn nó. Nếu vững tay, động tác tốt, không có động tác thừa, lượng rượu còn sót lại chỉ cỡ liếm đáy li. Đến đây, hùng hổ và chính trực ngửa li đổ vào mồm, uống “ực” một cái thật là kêu, sau lại “khà” cho nó chuyên nghiệp, chúng bạn thảy sẽ đều há mỏ bội phần ngợi khen. Tai cứ thế dỏng lên nghe khen cho đời tươi thắm, tay đừng quên thoăn thoắt rút chả giò chấm ngũ vị xì dầu, kẹp thêm mấy sợi đu đủ xanh xanh đỏ đỏ, thong thả liệng vào cổ theo đường họng, ép bụng lại đẩy ngay xuống trực tràng giải rượu. Bonus thêm: nếu có giao thiệp rộng (Mĩ nó kêu là good relationship), sau khoảng ba vòng như thế sẽ có thằng Dũng Ch*m Xanh (aka. Dũng D*m) mang tới tận tay một li to tướng đầy những rượu (10%) và nước tinh khiết đóng chai (90%). Nhớ cảm ơn Dũng D*m cho thật hậu, xong cầm cái li 1:9 lên, bật điện thoại Motorola ® Sfone ® Forever (gọi hoài nhắn mãi mà không tới) le lói chiếu vào cho chúng dân trông thấy sợ vãi chơi, rồi tợp một hớp nho nhỏ - nhớ đừng nổi cơn ngu như bò mà táp hết như heo - nhăn mặt lại càng giống con khỉ ở chuồng số 7 Sở Thú Nguyễn Bỉnh Khiêm càng tốt. Vác cái li bửu bối kia chạy quanh, gặp ai mời nấy để tỏ rằng ta đây chơi đẹp, cho đến khi anh em lăn cù quay ra hớp hớp khí trời, thế là thành công đấy, thế là cây rượu nhân dân đấy.

——————————————

Năm cuối, nhất là sau khi nhậu xong, bà con dễ thương hẳn. Đến cả Thư mặt mụn bao năm không tỏ một nhời với nhau cũng chiếu cố nói chuyện đôi câu. Một miếng vải trắng to tướng căng ra, anh em hùa nhau lăn tay kí tên vào. Đây là chữ kí:

for(int i = 0; i < ∞; ++i)
PrintOut("Cục cứt");

Không phải lúc nào cũng thấy tiếc. Nói chung không nên tiếc. Nhưng nhìn lại thấy trong suốt năm năm đại học, có những cái việc đáng ra phải làm tốt hơn, có những người lẽ ra phải hiểu nhiều hơn.

—————————-

Ừ thì eagles fly.
No need of any direction
Directly the sky line to a vertical horizon
In the name of any situation
Without a final conclusion.
Eagles fly
New blue blue skies waiting
New green green lands awaiting
Upon your eyes colorful clouds calling
Behind your back it’s the memories you’re recalling.

(NEITHER A POEM NOR A SONG)

A comedy.

December 3rd, 2006 § 0

Mr. Ozzy with a rat tail: There are 3 important rules you MUST remember by heart when taking an English speaking test. One, use a STRONG and CONFIDENT voice. Two, speak SLOWLY. Three, OPEN your mouth. And, don’t be nervous. I know you’ll be nervous, but try not to think about the examination. Instead, think about something funny, for example, about the examiner’s underwear. (Class roared).

(Continued) So now I want each of you to go here. I’ll ask you one question, and you’ll have 30 seconds to prepare your answer. After that you will speak in 45 seconds. Ready? Ok, I need a volunteer. You! Yes, you. Come here. Sit down please. Have you come here for your TOEFL test? Yeah, great. What is your name please? Are you nervous? A little bit huh? Take it easy. Now here is your question. Blah blah…

(Question answered) Excellent. So good. Just a few mistakes, here… (explained). Now, the next. You (pointed at ME), it’s your turn. Good morning.

Me: Good morning, sir Ozzy.
Ozzy: You came here for a test?
Me: Of course. What else?
Ozzy: Then tell me what’s your name please?
Me: An, A-N.
Ozzy: Are your nervous?
Me: A bit. But don’t worry about me, I’m just thinking about your pinky underwear (Class roared).
Ozzy: Oh GOSH! Why? Why think about my under… You’re SICK!
Me: Yeah? But that’s what you told me earlier?
Ozzy: Just THINK about it! Don’t say it out loud! If you tell the examiner you’re thinking about his, you’ll fail!
Me: So I must lie huh?
Ozzy: No you must not. Just be silent.

(And things went on sweetly).

Mr. Ozzy: Now, the third one. You! What’s your name? Are you nervous? No? Great. Are you thinking about my underwear? No? (Turned to me) SEE???
Me: See what?

Mô là đây?

Đang xem tàng trữ December, 2006 tại Yahoo! 360 đã ngỏm.